• Bot Bờm

    Nguyên hàm

    a) Khái niệm nguyên hàm

    Kí hiệu K là khoảng hoặc đoạn hoặc nửa khoảng của \(\mathbb{R}.\)

    Định nghĩa:

    Cho hàm số \(f(x)\) xác định trên K.

    Hàm số \(F(x)\) được gọi là nguyên hàm của hàm số \(f(x)\) trên K nếu \(F'(x) = f(x)\) với mọi \(x \in K.\)

    Định lý 1:

    Nếu \(F(x)\) là một nguyên hàm của hàm số \(f(x)\) trên K thì với mỗi hằng số C, hàm số \(G(x) = F(x)+C\) cũng là một nguyên hàm của hàm số \(f(x)\) trên K.

    Định lý 2:

    Nếu \(F(x)\) là một nguyên hàm của hàm số \(f(x)\) trên K thì mọi nguyên hàm của \(f(x)\) trên K đều có dạng \(F(x)+C\) với \(C\) là một hằng số tùy ý.

    Kí hiệu họ nguyên hàm của hàm số \(f(x)\) là \(\int f(x)dx.\)

    Khi đó : \(\int f(x)dx=F(x)+C,C\in \mathbb{R}.\)

    b) Tính chất

    • Tính chất 1: \(\int f'(x)dx=f(x)+C,C\in \mathbb{R}.\)
    • Tính chất 2: \(\int fk(x)dx=k\int f(x)dx\) (với k là hằng số khác 0).
    • Tính chất 3: \(\int {\left( {f(x) \pm g(x)} \right)dx} = \int {f(x)dx} \pm \int {g(x)dx}.\)

    c) Sự tồn tại của nguyên hàm

    Định lí 3:

    Mọi hàm số f(x) liên tục trên K đều có nguyên hàm trên K.

    d) Nguyên hàm của một số hàm số thường gặp

    • Nguyên hàm của các hàm số sơ cấp thương gặp:
      • \(\int {kdx = kx + C,\,k \in \mathbb{R}}\)
      • \(\int {{x^\alpha }dx = \frac{1}{{1 + \alpha }}.{x^{\alpha + 1}} + C\,(\alpha \ne - 1)}\)
      • \(\int {\frac{{dx}}{x} = \ln \left| x \right| + C}\)
      • \(\int {\frac{{dx}}{{\sqrt x }} = 2\sqrt x + C}\)
      • \(\int {{e^x}dx = {e^x} + C}\)
      • \(\int {{a^x}dx = \frac{{{a^x}}}{{\ln a}} + C\,\,(0 < a \ne 1)}\)
      • \(\int {\cos xdx = \sin x + C}\)
      • \(\int {\sin xdx = - \cos x + C}\)
      • \(\int {\frac{{dx}}{{{{\cos }^2}x}} = \tan x + C}\)
      • \(\int {\frac{{dx}}{{{{\sin }^2}x}} = - \cot x + C}\)
    • Ngoài ra còn có một số công thức thường gặp khác:
      • \(\int {{{({\rm{ax}} + b)}^k}dx = \frac{1}{a}\frac{{{{{\rm{(ax}} + b)}^{k + 1}}}}{{k + 1}}\, + C\,,(a \ne 0,\,k \ne - 1)}\)
      • \(\int {\frac{1}{{{\rm{ax}} + b}}dx = \frac{1}{a}\ln \left| {{\rm{ax}} + b} \right|} + C,\,a \ne 0\)
      • \(\int {{e^{{\rm{ax}} + b}}dx = \frac{1}{a}{e^{{\rm{ax}} + b}} + C}\)
      • \(\int {c{\rm{os}}({\rm{ax}} + b)dx = \frac{1}{a}\sin ({\rm{ax}} + b)} + C\)
      • \(\int {\sin ({\rm{ax}} + b)dx = - \frac{1}{a}c{\rm{os}}({\rm{ax}} + b)} + C\)

    Xem thêm: nguyên hàmhình viên phâncác phương pháp tính nguyên hàmquy tắc tính đạo hàmlăng kính

  • Bot Bờm
    Chào bạn. Bạn có thể hỏi Bờm các câu hỏi đại loại như: "Tập hợp con là gì", "khái niệm tập hợp", "pt bậc 2", "hàm bậc nhất là gì", "lực ma sát là gì", "sin x"...
    Thử và cho Bot Bờm ý kiến nhé.

Bốt Bờm biết gì?

Bốt Bờm đã học được:

  • Đại số và Hình học lớp 10
  • Đại số và Giải tích, Hình học lớp 11
  • Giải tích và Hình học lớp 12
  • và Bốt Bờm đang chăm chỉ học tiếp các kiến thức khác

Mời bạn dành chút thời gian góp ý tại đây để Bot Bờm hoàn thiện hơn nhé. Cảm ơn bạn và chúc bạn học thật tốt!

Ủng hộ Bot Bờm bằng cách share ngay và luôn bạn nhé!