1. Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm \(M\) của mặt phẳng với một điểm xác định duy nhất \(M'\) của mặt phẳng đó được gọi là phép biến hình trong mặt phẳng. Nếu kí hiệu phép biến hình đó là \(F\) thì ta viết \(F(M) = M'\) hay \(M' = F(M)\) và gọi điểm \(M'\) là ảnh của điểm \(M\) hay \(M\) là điểm tạo ảnh của \(M'\) qua phép biến hình \(F\). Chú ý: Đối với phép biến hình: - Mỗi điểm \(M\) chỉ có một ảnh \(M'\) duy nhất
- Có thể có nhiều điểm khác nhau cùng có chung một ảnh.
2. Nếu \(H\) là một hình nào đó trong mặt phẳng ta kí hiệu \(H' = F(H)\) là tập hợp các điểm \(M' = F(M)\), với mọi điểm \(M\) thuộc \(H\). Khi đó ta nói \(F\) biến hình \(H\) thành \(H'\), hay hình \(H'\) là ảnh của hình \(H\) qua phép biến hình \(F\)
3. Để chứng minh hình \(H'\) là ảnh của hình \(H\) qua phép biến hình \(F\) ta chứng minh rằng \(M ∈ H ⇔ F(M)∈ H'\)
4. Thực hiện liên tiếp hai phép biến hình sẽ được một phép biến hình. Phép biến hình này còn được gọi là hợp thành của hai phép biến hình đã cho.
Chào bạn. Bạn có thể hỏi Bờm các câu hỏi đại loại như: "Tập hợp con là gì", "khái niệm tập hợp", "pt bậc 2", "hàm bậc nhất là gì", "lực ma sát là gì", "sin x"... Thử và cho Bot Bờm ý kiến nhé.
Bốt Bờm biết gì?
Bốt Bờm đã học được:
Đại số và Hình học lớp 10
Đại số và Giải tích, Hình học lớp 11
Giải tích và Hình học lớp 12
và Bốt Bờm đang chăm chỉ học tiếp các kiến thức khác
Mời bạn dành chút thời gian góp ý tại đây để Bot Bờm hoàn thiện hơn nhé. Cảm ơn bạn và chúc bạn học thật tốt!
Ủng hộ Bot Bờm bằng cách share ngay và luôn bạn nhé!
Bot Bờm
Phép biến hình
1. Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm \(M\) của mặt phẳng với một điểm xác định duy nhất \(M'\) của mặt phẳng đó được gọi là phép biến hình trong mặt phẳng.
Nếu kí hiệu phép biến hình đó là \(F\) thì ta viết \(F(M) = M'\) hay \(M' = F(M)\) và gọi điểm \(M'\) là ảnh của điểm \(M\) hay \(M\) là điểm tạo ảnh của \(M'\) qua phép biến hình \(F\).
Chú ý: Đối với phép biến hình:
- Mỗi điểm \(M\) chỉ có một ảnh \(M'\) duy nhất
- Có thể có nhiều điểm khác nhau cùng có chung một ảnh.
2. Nếu \(H\) là một hình nào đó trong mặt phẳng ta kí hiệu \(H' = F(H)\) là tập hợp các điểm \(M' = F(M)\), với mọi điểm \(M\) thuộc \(H\). Khi đó ta nói \(F\) biến hình \(H\) thành \(H'\), hay hình \(H'\) là ảnh của hình \(H\) qua phép biến hình \(F\)
3. Để chứng minh hình \(H'\) là ảnh của hình \(H\) qua phép biến hình \(F\) ta chứng minh rằng \(M ∈ H ⇔ F(M)∈ H'\)
4. Thực hiện liên tiếp hai phép biến hình sẽ được một phép biến hình. Phép biến hình này còn được gọi là hợp thành của hai phép biến hình đã cho.
Xem thêm: phép biến hìnhphép chiếu song songphép chiếu vuông gócphép tịnh tiếnbảng biến thiên
Bot Bờm
Thử và cho Bot Bờm ý kiến nhé.